Châu Thuận Mỗi Ngưu_Hống_(nước)

Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi tên trấn Đà Giang thành trấn Thiên Hưng. Năm 1408, dưới thời thuộc Minh, trấn Thiên Hưng được chia thành hai châu Gia Hưng và Quy Hóa. Theo các nhà nghiên cứu, Gia Hưng gồm các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên tỉnh Sơn La, các huyện Thanh Sơn, Tam Thanh tỉnh Phú Thọ và huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình ngày nay; còn Quy Hóa thuộc Yên Bái, Lào Cai ngày nay.

Năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh ra bắc, lấy Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả, Lê Như Huân, Đỗ Bí cầm quân theo lối phía tây để chặn đường quân Minh ở Vân Nam, hành quân qua Gia Hưng, Quy Hóa. Năm 1427, phụ đạo Mường Mộc thuộc Gia Hưng là Xa Khả Tham, Đèo Cát Hãn ở châu Ninh Viễn (tức Mường Lễ, sau đổi thành Phục Lễ) cũng quy thuận quân Lam Sơn.

Năm 1431, Đèo Cát Hãn không tuân lệnh triều đình Hậu Lê. Lê Thái Tổ phái Lê Tư Tề đi đánh. Năm 1432, Lê Thái Tổ thân chinh đánh Phục Lễ, Đèo Cát Hãn và con trai Đèo Mạnh Vượng đầu hàng, bị áp giải về Đông Kinh. Năm 1433, Đèo Cát Hãn bị xử tử, Đèo Mạnh Vượng cùng mẹ được cho trở về.

Năm 1434, Đèo Mạnh Vượng giữ châu không tuân triều đình, cho mẹ đến Đông Kinh đầu hàng. Mạnh Vượng lấy cớ là em trai Đạo Thu dẫn người Mường Lự (Bình Lư) đến đánh nên không thể rời khỏi đất. Lê Thái Tông kiên quyết bắt Mạnh Vượng phải vào chầu. Cuối cùng, Đèo Mạnh Vượng phải đến Đông Kinh, được Thái Tông phong chức Nhập nội Tư mã, tri bản châu quân dân sự, tước Quan phục hầu.

Năm 1437, thổ tù châu Mỗi là Đạo Quỹ, Đạo Thang dẫn người bắt giết Đại tri châu Đạo Lễ rồi giữ đất chống triều đình. Lê Thái Tông phái Chiêu thảo sứ Hà An Lược đánh dẹp, bắt sống Quỹ cùng hơn trăm người giải về Thăng Long hành hình. Con Đạo Quỹ là Đạo Xa được bổ làm Đồng tri châu Mỗi.

Năm 1440, thổ quan châu Thuận Mỗi là Nghiễm nổi loạn, Lê Thái Tông thân chinh đi đánh. Do đường hành quân khó khăn, nên Lê Thái Tông chấp nhận Nghiễm quy thuận và dẫn quân trở về. Năm 1441, Nghiễm lại liên kết với người Ai Lao, cùng tướng Ai Lao là Đạo Mông chống lại triều đình nhà Hậu Lê. Lê Thái Tông lần nữa thân chinh và đánh bại được lực lượng của Nghiễm, bắt sống được hai con trai của Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng, cùng tướng Ai Lao Đạo Mông. Nghiễm phải ra hàng. Lê Thái Tông khải hoàn về triều, dâng tù ở Thái miếu.

Năm 1448, Đèo Mạnh Vượng bị Thái hậu Nguyễn Thị Anh ép tự sát. Các con của Mạnh Vượng ở Phục Lễ bị các tù trưởng giết, vợ con, nô tì, tài sản bị chia cắt. Triều đình phái Tư mã Lê Ê cùng 5.000 quân dẫn em trai thứ hai của Đèo Mạnh Vượng làm tri châu thì tình hình mới ổn định trở lại.

Năm 1456, Tuyên úy Mường Mộc Xa La, Kinh lược sứ châu Thuận Mỗi Đạo Xa, Tri châu Việt Châu Đạo La, Quan sát sứ châu Ngọc Ma Cầm Kha sang đến dâng sản vật địa phương, được triều đình ban tiền.

Đến thời Lê Thánh Tông, vùng đất Ngưu Hống cũ như Gia Hưng trở thành tiền tuyến để quân triều đình ngăn chặn và phản công quân đội Ai Lao trong nhiều năm, đặc biệt là cuộc chiến năm 1478.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngưu_Hống_(nước) http://lichsuvanhoathai.com/category/quam-to-muong... http://lichsuvanhoathai.com/quam-to-muong/ban-dich... http://lichsuvanhoathai.com/quam-to-muong/ban-dich... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://baotangsonla.vn/index.php?module=hoso_hv&ac... http://daibieunhandan.dienbien.gov.vn/Article/1721... http://sonla.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publis... https://web.archive.org/web/20171024144759/http://... https://web.archive.org/web/20181105160452/http://... https://baodantoc.vn/nhung-le-thuc-ngay-tet-gan-vo...